Đại lý Aquafina

Đại lý Aquafina

Uống nước ngọt trong thai kỳ và những hệ lụy không ngờ


Uống nước ngọt trong thai kỳ và những hệ lụy không ngờ

Uống nước ngọt thường xuyên sẽ gây ra những tác hại tiêu cực cho cơ thể bà bầu. Nhiều mẹ bầu “nghiện” đồ ngọt, nhất là nước ngọt có gas suốt thai kỳ. Theo các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng lượng đường cao, để tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Dưới đây là những mối nguy hại mẹ bầu “nghiện” nước ngọt cần biết.

Caffeine trong nước ngọt

Trung bình một chai nước ngọt chứa khoảng 50-80mg cafein, tác dụng phụ của cafein là tạo ra sự hưng phấn và tỉnh táo, mẹ bầu có thể bị tăng nhịp thở, mất ngủ, ù tai. Lượng cafein nạp vào cơ thể với lượng lớn thường gây ra những tác hại khôn lường.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mà thai nhi cũng bị những thành phần trong nước ngọt ảnh hưởng. Nếu mẹ bầu sử dụng các thức uống có chứa cafein trong thời gian dài thì nguy cơ sảy thai hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, để bảo vệ mẹ và bé, trong thai kỳ tuyệt đối không nên uống đồ uống chứa lượng cafein cao như nước ngọt, cafe...

Uống nước ngọt trong thai kỳ và những hệ lụy không ngờ


Chất làm ngọt nhân tạo và chất bảo quản

Chất tạo ngọt là nguyên nhân gây nên béo phì, tăng cân đột ngột mà mẹ khó kiểm soát được. Tương tự, chất tạo màu có thể sinh ra những hiện tượng dị ứng cả mẹ và bé. Chất tạo ngọt có thể truyền sang và tích tụ trong cơ thể bé, từ đó gây ra những bệnh lý nguy hiểm.

Trong một nghiên cứu mới đây của Đại học Y khoa Mỹ khẳng định rằng: mẹ bầu có lượng đường trong máu càng cao thì khả năng em bé sinh ra phải đối mặt với những bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, béo phì, tiểu đường…

Nước ngọt có gas được ướp lạnh


Đa số mọi người khi uống nước ngọt đều thích uống lạnh. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc thêm đá hay ướp lạnh sẽ tăng cảm giác hưng phấn, kích thích vị giác khi thưởng thức. Tuy nhiên điều này lại gây ra tai họa không nhỏ chút nào cả.

Đá hay đồ uống hạnh là môi trường lý tưởng của một loại vi khuẩn có tên listeria monocytogenes. Vi khuẩn là nguyên nhân gây ra chán ăn, khó tiêu, khó chịu ở mẹ bầu. Chưa kể tới việc uống nước lạnh khiến chức năng tiêu hóa của mẹ sẽ giảm đi, hệ hô hấp yếu hơn.

Mẹ bầu có tiền sử dị ứng càng không nên uống nước đá. Trong trường hợp xấu nhất, chúng sẽ gây ra hiện tượng co thắt tử cung quá mức, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực tới em bé trong bụng.

Uống nước ngọt trong thai kỳ và những hệ lụy không ngờ


Gas trong nước ngọt có ga

Gas trong nước ngọt, được gọi là axit cacbonic (CO2). Thành phần này có vai trò không nhỏ trong thành phần cấu thành nước ngọt. CO2 tạo ra vị chua nhẹ trong nước ngọt có gas, CO2 kích thích lên thành dạ dày, tăng tiết dịch vị nên việc uống một lượng nhỏ không vấn đề gì. Ngược lại, uống nhiều, uống liên tục trong thời gian dài thì chất này có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh cột sống, đau dạ dày, viêm loét ruột.

Uống nước ngọt trong thai kỳ và những hệ lụy không ngờ


Chất tạo mùi trong nước ngọt

Axit phosphoric, một chất có thể lọc canxi từ xương và gây thiếu canxi, lại thường xuyên xuất hiện trong nước ngọt. Nghiên cứu chỉ ra những tác hại nghiêm trọng của nó trong việc làm cho xương giòn và tăng nguy cơ loãng xương cao. Lượng axit photphoric vào cơ thể quá mức cho phép có thể ảnh hưởng đến tim và gây ra các vấn đề về thận, nhão cơ, loãng xương.

Uống nước ngọt trong thai kỳ và những hệ lụy không ngờ

Kết luận


Thai kỳ là giai đoạn hạnh phúc và thiêng liêng của các cặp vợ chồng, đây cũng là giai đoạn con trẻ đang lớn lên từng ngày trong bụng mẹ. Và chẳng có niềm vui nào lớn lao hơn việc mẹ tròn con vuông sau vượt cạn. Vì vậy hãy tạo thói quen ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tuyệt đối tránh xa nước ngọt trong thời gian này các mẹ nhé.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét